Một vài suy nghĩ về tôn giáo và chính trị 10 năm trước

Nhanh quá, đã 10 năm rồi, mình vẫn nhớ mấy câu comment về đạo Phật và nhà Trần, hay một vài tư duy ngày ban đầu về tôn giáo và chính trị, muốn đăng ở đây để làm tư liệu tìm đọc lại dễ hơn. Comments trong bài “Một khởi đầu khó khăn và kì diệu”. https://dotchuoinon.com/2013/12/22/mot-khoi-dau-kho-khan-va-ki-dieu/#comments

Không biết bây giờ mình đã hiểu sâu hơn được chút nào chưa? Cũng chưa có lúc nào ngồi yên lại để viết ra những cảm xúc và trải nghiệm. Hồi 10 năm trước đó xúc cảm mạnh vì “tuổi xấp xỉ trên dưới 30 tuổi (Đức Phật Thích Ca cũng giác ngộ hoàn toàn năm 30 tuổi đó), chị thấy mình đúng đang ở mức nửa cuộc đời đó”. Bây giờ xấp xỉ 40 tuổi, phải gánh nhiều trọng trách trên vai hơn, vẫn loay hoay trong những việc nhỏ nhặt, không quên nhiệm vụ tâm linh của mình trong việc đem lại bình an trong mỗi mối liên hệ hàng ngày. Bạn bè cùng lứa mình cũng dần đang rất quan tâm đến đạo Phật, có lẽ đó là “Thời đã tới”, những suy tư về tâm linh, về ý nghĩa thực sự của lòng tin/đức tin sẽ tìm tới những trái tim và khối óc thông minh nhất – giới trí thức dẫn đường.

More

Trải nghiệm Flag-poling qua biên giới Canada-Mỹ

Mình kể tiếp chuyện hôm trước nộp hồ sơ Canada Study Permit cho cháu gái. Sau khi hồ sơ đầu tiên được duyệt (approved) thì họ gửi giấy gọi nộp hộ chiếu để dán Student visa. Lúc này, cháu mình đã đang ở trong Canada theo visa thăm thân, mình gọi lên IRCC hỏi và được hướng dẫn gửi  hộ chiếu đến địa chỉ ở Ottawa (kèm theo thư giải thích ngắn gọn), họ cũng giúp update địa chỉ hiện tại của cháu thành địa chỉ trong Canada. Sau 2 tuần, hộ chiếu được gửi lại về địa chỉ nhà, trong đó có dán thêm Visa S-1, visa này có hạn theo thời gian khóa học ĐH, sinh viên được ở tối đa 4 năm (du lịch ra vào tùy ý). Visa du lịch/thăm thân V-1 vẫn có giá trị như trước, có hạn 10 năm nhưng mỗi lần nhập cảnh chỉ được ở tối đa 6 tháng, sẽ cho phép cháu nhập cảnh vào Canada trước và sau khóa học.

More

Hành trình 7 tháng nộp hồ sơ Canada Study Permit – Happy Ending

Chia sẻ quá trình 7 tháng từ lúc nộp đến lúc được cấp Study Permit – Giấy phép đi học ở Canada cho cháu mình, vừa tốt nghiệp trung học ở VN vào tháng 7 và nhập học năm nhất vào tháng 9 năm nay tại Đại học Memorial University of Newfound land (MUN). Nói chung là kể chuyện cho mọi người biết thêm quá trình nhập học Đại học ở Canada như thế nào, và thông tin cho bạn nào cũng thích tự làm giấy tờ hồ sơ giống mình.

Giấy tờ cần để đi học ở Canada bao gồm (1) Giấy chấp nhận nhập học của trường học và (2) Giấy phép đi học.

More

Có nên đi du học hay không?

Ai cũng có một cái tài lẻ, cuối cùng mình cũng phát hiện ra tài lẻ của mình là không ngại làm mấy hồ sơ giấy tờ phức tạp (hay đúng hơn là can đảm thử – sai). Kinh nghiệm tự làm mọi giấy tờ ở Canada đã được tích luỹ qua 7-8 năm nay, kể cả tự khai thuế, nhưng đây là lần đầu tiên mình làm hồ sơ Study Permit. Cuối cùng mình đã làm nên một hồ sơ phức tạp nhất từ trước đến giờ: nộp theo cả 2 chương trình non-SDS (hay còn gọi là chứng minh tài chính) và SDS (Student Direct Stream), cộng thêm cả trải nghiệm Flag-poling qua biên giới Canada-Mỹ. Kinh nghiệm rút ra là nếu có điểm IELTS trên 6.0 thì nên apply giấy phép đi học Đại học theo diện SDS để tránh việc chờ đợi kết quả quá lâu.

Trước khi chi tiết vào việc giấy tờ thì bàn luận một chút về chủ đề hot nhỉ: Có nên đi du học hay không? Có nên bỏ hết để tìm đường đi làm và/hoặc định cư nước ngoài (Canada/Mỹ/Úc v.v…) hay không?

More

Về vấn đề phá thai

Tiếp theo Bài 1: Về chuyện con cái (1) Ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo (2) Phụ nữ có thể lựa chọn không có con được không?

(3) Phụ nữ có được quyền bỏ thai không?

Đây là một vấn đề cần được suy xét kĩ càng, bởi quyền của thai nhi là một quyền đặc biệt: chúng hoàn toàn không có khả năng tự bảo vệ mình, hoàn toàn phụ thuộc vào lòng xót thương của người mẹ. Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ quyền của chúng, chỉ có thể là Nhà nước – Luật pháp. Đây là vấn đề của cả xã hội nên mỗi người chúng ta khi trưởng thành đều có trách nhiệm suy nghĩ kĩ về khía cạnh bản chất và khía cạnh thực hành xã hội của điều Luật này.

  • Khía cạnh bản chất

Về bản chất, hành động phá thai là hành động giết người. Mình biết điều này nghe đau lòng, nhưng chúng ta cần phải chấp nhận bản chất của nó trong khi cần tránh những tranh cãi cực đoan. Khi sang các nước phát triển mình nhận ra vấn đề của nước họ nằm trong mức độ gay gắt và cực đoan trong các tranh cãi này. Ví dụ bên chống phá thai dùng những hình ảnh và ngôn từ mang tính sát thương rất lớn, đến mức trong trường Đại học của mình bên Mỹ có thông báo cấm dùng những hình ảnh phá thai quá đẫm máu trong những Poster của các nhóm chống phá thai. Ngược lại, bên đòi “quyền tự chủ về cơ thể của phụ nữ” thì rất gay gắt gọi bên kia là “đạo đức giả” và nêu ra rất nhiều luận điểm ví dụ như những trường hợp có thai do hiếp dâm, trường hợp có bệnh/dị tật nguy hiểm đến tính mạng của mẹ hoặc con, và nếu có Luật chống phá thai thì chỉ khiến việc phá thai chui diễn ra với hậu quả nặng nề hơn cho xã hội chứ không thể giải quyết được vấn đề. Nhưng tranh cãi để giành “quyền phá thai” cho phụ nữ lại có thể gây ra một ảnh hưởng ngược, nhất là đối với những xã hội phân biệt nam nữ, như VN và Ấn Độ (* lược dịch trong comment), khi người ta lạm dụng quyền này để lựa chọn giới tính cho thai nhi, và làm mờ đi bản chất của vấn đề trong nhận thức của xã hội.

More

Về chuyện con cái

Mình sẽ viết thành 3 phần (1) Ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo (2) Phụ nữ có thể lựa chọn không có con được không? và Phần (3) Phụ nữ có được quyền bỏ thai không? sẽ viết trong bài riêng.

(1) Sinh con vì định kiến xã hội: phải có con, phải có con trai, ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo

Một trong những lý do mình phản ứng với Khổng tử trong một thời gian dài vì định kiến xã hội xuất phát từ những quan điểm của ông áp lên người phụ nữ: nghĩa vụ phải sinh con, và phải có con trai nối dõi tông đường, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, phụ nữ phải ăn ở chiếu dưới, vai vế thấp hơn, phụ thuộc vào chồng và con trai (tam tòng: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, ở nhà thì mọi quyết định phụ thuộc vào cha, lấy chồng thì mọi sự theo chồng, chồng mất thì mọi quyết định theo con trai). Mặc dù mình nhìn nhận được mặt tốt của văn hoá Nho giáo trong sự nề nếp gia phong của gia đình, con cái lớn lên rất ngoan ngoãn và hiếu thảo, nhưng định kiến của nó về vai trò của phụ nữ là điều mình luôn không đồng ý.

More

Về Tình yêu và hôn nhân

The wind blows wherever it pleases. You hear its sound, but you cannot tell where it comes from or where it is going. So it is with everyone born of the Spirit.” (John 3:8)

God is spirit, and his worshipers must worship in the Spirit and in truth.” (John 4:24)

Whoever does not love does not know God, because God is love. (1 John 4:8)

Nếu hôn  nhân nghiêm túc như vậy, là một giao ước trọn đời, thì khi nào người ta nên bước chân vào hôn nhân, và khi nào thì là đủ để bước chân ra mà không hối tiếc?

Mình nghĩ rằng, người ta nên/có thể bước chân vào hôn nhân khi đã đủ mạnh để sống một mình, tự lập cả về vật chất và tinh thần, và đủ yêu để mong muốn sống trọn đời với một người đặc biệt nào đó. Nhưng rất nhiều khi, người ta bước chân vào hôn nhân mà chưa có đủ hai điều đó, rất nhiều khi chỉ là nước chảy bèo trôi, đến tuổi thì kiếm người hợp hợp rồi cưới nhau, hoặc là vì một lý do bất khả kháng nào đó. Ngay cả khi có đủ hai điều nền tảng: tự lập và tình yêu, mà hôn nhân còn có khi kết thúc bởi người ta thay lòng đổi dạ, nói chi đến chuyện nước chảy bèo trôi. Vậy mà văn hóa VN của mình thật sự là một chất keo gắn bó rất mạnh, người ta đều đã cố gắng hết mình để giữ gìn hôn nhân một khi đã bước chân vào, đã cố gắng rất  nhiều để thích nghi, để sửa chữa, để con cái có gia đình đầy đủ ba mẹ thuận hòa.

More

Về Ly dị trong văn hoá VN và trong Thánh kinh

Hôm trước tham gia làm quân sư quạt mo trên trang của anh Chánh Văn (*) và được các bạn có vẻ rất thích, cả anh Chánh cũng đích thân vào khen, nên mình viết thêm một chút về chủ đề này.

Trong comment trả lời cho vấn đề của bạn, mình có viết một câu: “văn hoá của VN mình vô cùng gìn giữ tôn trọng giá trị gia đình với cả tâm hồn, mà khi ly dị rồi người ta mới nhận ra đã ly dị cả một phần bản sắc của mình”. Mình muốn viết thêm về ý này vì ngoài ngữ cảnh của câu hỏi và câu trả lời này, thì nó có thể làm một số bạn tủi thân: “Tui ly dị rồi thì đã sao, tui có tội tình gì!”. Ly dị thì tội tình gì mà đến cả trong Thiên Chúa gia cũng coi là tội, đến cả Chúa Giê-su cũng phản đối, và dẫn đến thực hành trong các Nhà thờ (Công giáo) ngày nay chỉ chấp nhận hôn nhân đầu tiên là duy nhất và mãi mãi. Có những cuộc hôn nhân không thể cứu vãn mà ly dị sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người hoặc ít nhất 1 người hạnh phúc hơn chứ, ví dụ như có sự bạo hành hay ngoại tình?

More

Thế giới người chết trong sách của Phillip Pullman

Ba tập trong bộ sách “Vật chất tối của Ngài” (His Dark Materials by Philip Pullman) là một trong những bộ sách yêu thích nhất của mình, ngang với bộ truyện Harry Potter. Những thế giới mới lạ được mở ra bởi con dao kì ảo, dù là bên ngoài hay trong trí tưởng tượng cũng vô cùng thoả mãn các giác quan.

Mình upload ba tập (PDF) của bộ sách tiếng Việt ở đây, và link đến audio books sách nói tiếng Anh:

Tập 1: Bắc Cực Quang

Tập 2: Con Dao Kì Ảo

Tập 3: Ống Nhòm Hổ Phách

Audio Books (Northen Lights, The Subtle Knife and The Amber Spyglass): https://archive.org/details/01-northern-lights-part-1/01+Northern+Lights+(Part+1).mp3

More

The Word is empty but it is powerful

The Word is empty but it is powerful. Lời nói trống rỗng nhưng nó mang sức mạnh.

Sự dối trá có sức mạnh không? Có, rất nhiều. Lời nói, niềm tin tuy rỗng không nhưng đều mang sức mạnh, dù là khi nó được tựa trên những điều có thật hay không có thật. Cảm xúc của con người đều rất mạnh, có khi là ngang nhau khi đối diện với dối trá và sự thật. Trong Thánh Kinh, Chúa Quỷ có tên là Cha của dối trá (He is a liar and the father of lies), và đó là người quyền lực nhất trong thế gian này.

Ngày xưa cách đây hơn chục năm mình có hỏi một vị thầy câu hỏi về cách đối diện với những lời dối trá (trong bài Bảo trọng bản tính chân thật). Mình hỏi: Nếu em cảm nhận được người khác đang nói dối (không có bằng chứng), mà vẫn cư xử bình thường giống như mình vẫn tin họ nói thật thì có phải là dối trá ko?

More

Previous Older Entries