Tin Mừng Chúa Giáng Sinh

Bài viết trên ĐCN 5 năm trước khi mình mới bắt đầu có lòng tin vào Chúa.

Matthew 17:20 So Jesus said to them, “Because of your unbelief; for assuredly, I say to you, if you have faith as a mustard seed, you will say to this mountain, ‘Move from here to there,’ and it will move. Nothing will be impossible for you.

Chào các bạn,

Mùa Giáng sinh năm nay là lần đầu tiên mình có cảm xúc rõ ràng với câu “Mừng Chúa Giáng Sinh Ra Đời”, tận sâu trong lòng mừng vui vì lần đầu tiên biết được Chúa đã sinh ra đời. Nền tảng niềm tin tâm linh của mình đã bị đảo ngược hoàn toàn kể từ khi tự mình đọc Kinh thánh và suy niệm về cuộc đời của Chúa Giê-su, và hiểu được ý nghĩa của Tin Mừng (đặc biệt là John’s Gospel). Mình đã biết đến và đặt niềm tin tuyệt đối vào tình yêu của Thượng đế, đây là một sự thay đổi sâu sắc nhất mà mình từng trải qua cho đến hiện tại, và thật sự không hề dễ dàng. Nhân dịp mừng lễ Giáng sinh năm nay, mình sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện Chúa đã đến với thế gian và con người, nhất là bản thân mình, đã khó khăn để chấp nhận Chúa đến mức như thế nào. More

TRÁI TIM HÀNH KHẤT

Sắp đến ngày giỗ Bố Hinh, mỗi năm đến ngày này mình sẽ kể lại một kỉ niệm nhỏ mình nhớ về Bố. Như các cụ hay nói, bố mẹ ông bà tổ tiên vẫn sống qua con cháu, những giá trị tốt đẹp sẽ được lưu giữ, những lỗi lầm sẽ về cùng cát bụi.

Kỉ niệm đầu tiên mình nhớ nhất về Bố từ ngày mình còn rất nhỏ, chiều chiều thường ngồi chơi trước cửa căn nhà mới. Bố mẹ dành dụm gần chục năm sau khi cưới, khi mình 3 tuổi và chị gái 7 tuổi mới xây được một căn nhà 1 tầng 2 gian, bếp trấu kiểu cũ ngày xưa, và chuyển ra ở riêng, trước đó thì ở cùng ông bà nội. Khi đó là một vài năm sau khi hết bao cấp, ai cũng rất nghèo, buổi chiều thường có những người ăn mày mang tay nải đi qua nhà mình. Thời đó không cho tiền như bây giờ mà thường người ta xin gạo hoặc thức ăn.

Bố thường gọi họ vào, sai mình rót cốc nước rồi bảo xuống bếp xúc 1-2 lon gạo để cho. Khi mình đem lên thì bố đang hỏi han chuyện trò về quê quán, hoàn cảnh của họ, mình đổ gạo vào tay nải, họ uống nốt cốc nước, cảm ơn bố rồi đi. Mẹ mình rất quý gạo, không bao giờ rơi vãi một hạt nào, ngày đó cũng thường phải ăn cơm độn khoai, sắn. Thấy gạo vơi nhanh, mẹ khui được chuyện bố hay cho gạo ra từ mình, cằn nhằn bố hoang phí không biết tiết kiệm.

Bố cười cười vẻ hối lỗi, an ủi mẹ: “Ăn mày là ai, ăn mày là ta. Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày.” Ai cũng có lúc rơi vào hoàn cảnh như thế, mình có hơn một chút thì cho người ta lúc khó khăn chứ anh có hoang phí đâu.

Mẹ cằn nhằn thêm vài câu rồi thôi. Nhưng câu nói của bố cứ ở trong lòng mình mãi, có lẽ đó là cái nhân đầu tiên sâu nhất trong lòng mình để sau này mình tìm thấy Phật và hiểu Phật pháp cũng từ câu này. More