Về vấn đề phá thai

Tiếp theo Bài 1: Về chuyện con cái (1) Ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo (2) Phụ nữ có thể lựa chọn không có con được không?

(3) Phụ nữ có được quyền bỏ thai không?

Đây là một vấn đề cần được suy xét kĩ càng, bởi quyền của thai nhi là một quyền đặc biệt: chúng hoàn toàn không có khả năng tự bảo vệ mình, hoàn toàn phụ thuộc vào lòng xót thương của người mẹ. Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ quyền của chúng, chỉ có thể là Nhà nước – Luật pháp. Đây là vấn đề của cả xã hội nên mỗi người chúng ta khi trưởng thành đều có trách nhiệm suy nghĩ kĩ về khía cạnh bản chất và khía cạnh thực hành xã hội của điều Luật này.

  • Khía cạnh bản chất

Về bản chất, hành động phá thai là hành động giết người. Mình biết điều này nghe đau lòng, nhưng chúng ta cần phải chấp nhận bản chất của nó trong khi cần tránh những tranh cãi cực đoan. Khi sang các nước phát triển mình nhận ra vấn đề của nước họ nằm trong mức độ gay gắt và cực đoan trong các tranh cãi này. Ví dụ bên chống phá thai dùng những hình ảnh và ngôn từ mang tính sát thương rất lớn, đến mức trong trường Đại học của mình bên Mỹ có thông báo cấm dùng những hình ảnh phá thai quá đẫm máu trong những Poster của các nhóm chống phá thai. Ngược lại, bên đòi “quyền tự chủ về cơ thể của phụ nữ” thì rất gay gắt gọi bên kia là “đạo đức giả” và nêu ra rất nhiều luận điểm ví dụ như những trường hợp có thai do hiếp dâm, trường hợp có bệnh/dị tật nguy hiểm đến tính mạng của mẹ hoặc con, và nếu có Luật chống phá thai thì chỉ khiến việc phá thai chui diễn ra với hậu quả nặng nề hơn cho xã hội chứ không thể giải quyết được vấn đề. Nhưng tranh cãi để giành “quyền phá thai” cho phụ nữ lại có thể gây ra một ảnh hưởng ngược, nhất là đối với những xã hội phân biệt nam nữ, như VN và Ấn Độ (* lược dịch trong comment), khi người ta lạm dụng quyền này để lựa chọn giới tính cho thai nhi, và làm mờ đi bản chất của vấn đề trong nhận thức của xã hội.

More