Một vài suy nghĩ về tôn giáo và chính trị 10 năm trước

Nhanh quá, đã 10 năm rồi, mình vẫn nhớ mấy câu comment về đạo Phật và nhà Trần, hay một vài tư duy ngày ban đầu về tôn giáo và chính trị, muốn đăng ở đây để làm tư liệu tìm đọc lại dễ hơn. Comments trong bài “Một khởi đầu khó khăn và kì diệu”. https://dotchuoinon.com/2013/12/22/mot-khoi-dau-kho-khan-va-ki-dieu/#comments

Không biết bây giờ mình đã hiểu sâu hơn được chút nào chưa? Cũng chưa có lúc nào ngồi yên lại để viết ra những cảm xúc và trải nghiệm. Hồi 10 năm trước đó xúc cảm mạnh vì “tuổi xấp xỉ trên dưới 30 tuổi (Đức Phật Thích Ca cũng giác ngộ hoàn toàn năm 30 tuổi đó), chị thấy mình đúng đang ở mức nửa cuộc đời đó”. Bây giờ xấp xỉ 40 tuổi, phải gánh nhiều trọng trách trên vai hơn, vẫn loay hoay trong những việc nhỏ nhặt, không quên nhiệm vụ tâm linh của mình trong việc đem lại bình an trong mỗi mối liên hệ hàng ngày. Bạn bè cùng lứa mình cũng dần đang rất quan tâm đến đạo Phật, có lẽ đó là “Thời đã tới”, những suy tư về tâm linh, về ý nghĩa thực sự của lòng tin/đức tin sẽ tìm tới những trái tim và khối óc thông minh nhất – giới trí thức dẫn đường.

More

Trải nghiệm Flag-poling qua biên giới Canada-Mỹ

Mình kể tiếp chuyện hôm trước nộp hồ sơ Canada Study Permit cho cháu gái. Sau khi hồ sơ đầu tiên được duyệt (approved) thì họ gửi giấy gọi nộp hộ chiếu để dán Student visa. Lúc này, cháu mình đã đang ở trong Canada theo visa thăm thân, mình gọi lên IRCC hỏi và được hướng dẫn gửi  hộ chiếu đến địa chỉ ở Ottawa (kèm theo thư giải thích ngắn gọn), họ cũng giúp update địa chỉ hiện tại của cháu thành địa chỉ trong Canada. Sau 2 tuần, hộ chiếu được gửi lại về địa chỉ nhà, trong đó có dán thêm Visa S-1, visa này có hạn theo thời gian khóa học ĐH, sinh viên được ở tối đa 4 năm (du lịch ra vào tùy ý). Visa du lịch/thăm thân V-1 vẫn có giá trị như trước, có hạn 10 năm nhưng mỗi lần nhập cảnh chỉ được ở tối đa 6 tháng, sẽ cho phép cháu nhập cảnh vào Canada trước và sau khóa học.

More

Hành trình 7 tháng nộp hồ sơ Canada Study Permit – Happy Ending

Chia sẻ quá trình 7 tháng từ lúc nộp đến lúc được cấp Study Permit – Giấy phép đi học ở Canada cho cháu mình, vừa tốt nghiệp trung học ở VN vào tháng 7 và nhập học năm nhất vào tháng 9 năm nay tại Đại học Memorial University of Newfound land (MUN). Nói chung là kể chuyện cho mọi người biết thêm quá trình nhập học Đại học ở Canada như thế nào, và thông tin cho bạn nào cũng thích tự làm giấy tờ hồ sơ giống mình.

Giấy tờ cần để đi học ở Canada bao gồm (1) Giấy chấp nhận nhập học của trường học và (2) Giấy phép đi học.

More

Có nên đi du học hay không?

Ai cũng có một cái tài lẻ, cuối cùng mình cũng phát hiện ra tài lẻ của mình là không ngại làm mấy hồ sơ giấy tờ phức tạp (hay đúng hơn là can đảm thử – sai). Kinh nghiệm tự làm mọi giấy tờ ở Canada đã được tích luỹ qua 7-8 năm nay, kể cả tự khai thuế, nhưng đây là lần đầu tiên mình làm hồ sơ Study Permit. Cuối cùng mình đã làm nên một hồ sơ phức tạp nhất từ trước đến giờ: nộp theo cả 2 chương trình non-SDS (hay còn gọi là chứng minh tài chính) và SDS (Student Direct Stream), cộng thêm cả trải nghiệm Flag-poling qua biên giới Canada-Mỹ. Kinh nghiệm rút ra là nếu có điểm IELTS trên 6.0 thì nên apply giấy phép đi học Đại học theo diện SDS để tránh việc chờ đợi kết quả quá lâu.

Trước khi chi tiết vào việc giấy tờ thì bàn luận một chút về chủ đề hot nhỉ: Có nên đi du học hay không? Có nên bỏ hết để tìm đường đi làm và/hoặc định cư nước ngoài (Canada/Mỹ/Úc v.v…) hay không?

More

Về Ly dị trong văn hoá VN và trong Thánh kinh

Hôm trước tham gia làm quân sư quạt mo trên trang của anh Chánh Văn (*) và được các bạn có vẻ rất thích, cả anh Chánh cũng đích thân vào khen, nên mình viết thêm một chút về chủ đề này.

Trong comment trả lời cho vấn đề của bạn, mình có viết một câu: “văn hoá của VN mình vô cùng gìn giữ tôn trọng giá trị gia đình với cả tâm hồn, mà khi ly dị rồi người ta mới nhận ra đã ly dị cả một phần bản sắc của mình”. Mình muốn viết thêm về ý này vì ngoài ngữ cảnh của câu hỏi và câu trả lời này, thì nó có thể làm một số bạn tủi thân: “Tui ly dị rồi thì đã sao, tui có tội tình gì!”. Ly dị thì tội tình gì mà đến cả trong Thiên Chúa gia cũng coi là tội, đến cả Chúa Giê-su cũng phản đối, và dẫn đến thực hành trong các Nhà thờ (Công giáo) ngày nay chỉ chấp nhận hôn nhân đầu tiên là duy nhất và mãi mãi. Có những cuộc hôn nhân không thể cứu vãn mà ly dị sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người hoặc ít nhất 1 người hạnh phúc hơn chứ, ví dụ như có sự bạo hành hay ngoại tình?

More

Thế giới người chết trong sách của Phillip Pullman

Ba tập trong bộ sách “Vật chất tối của Ngài” (His Dark Materials by Philip Pullman) là một trong những bộ sách yêu thích nhất của mình, ngang với bộ truyện Harry Potter. Những thế giới mới lạ được mở ra bởi con dao kì ảo, dù là bên ngoài hay trong trí tưởng tượng cũng vô cùng thoả mãn các giác quan.

Mình upload ba tập (PDF) của bộ sách tiếng Việt ở đây, và link đến audio books sách nói tiếng Anh:

Tập 1: Bắc Cực Quang

Tập 2: Con Dao Kì Ảo

Tập 3: Ống Nhòm Hổ Phách

Audio Books (Northen Lights, The Subtle Knife and The Amber Spyglass): https://archive.org/details/01-northern-lights-part-1/01+Northern+Lights+(Part+1).mp3

More

The Word is empty but it is powerful

The Word is empty but it is powerful. Lời nói trống rỗng nhưng nó mang sức mạnh.

Sự dối trá có sức mạnh không? Có, rất nhiều. Lời nói, niềm tin tuy rỗng không nhưng đều mang sức mạnh, dù là khi nó được tựa trên những điều có thật hay không có thật. Cảm xúc của con người đều rất mạnh, có khi là ngang nhau khi đối diện với dối trá và sự thật. Trong Thánh Kinh, Chúa Quỷ có tên là Cha của dối trá (He is a liar and the father of lies), và đó là người quyền lực nhất trong thế gian này.

Ngày xưa cách đây hơn chục năm mình có hỏi một vị thầy câu hỏi về cách đối diện với những lời dối trá (trong bài Bảo trọng bản tính chân thật). Mình hỏi: Nếu em cảm nhận được người khác đang nói dối (không có bằng chứng), mà vẫn cư xử bình thường giống như mình vẫn tin họ nói thật thì có phải là dối trá ko?

More

Thượng đế tha thứ mọi tội lỗi – “God’s grace”

“Tình yêu là khởi điểm của trí tuệ, không yêu Thiên chúa thì không hiểu lời Thiên chúa nói và không biết việc Thiên chúa làm.”

Hôm trước lướt qua một bài viết trên Trạm đọc “Người chăn cừu và cừu” trích lược từ cuốn Hiểu của Osho. “Không có Thượng đế nào cả – ý nghĩ về sự tồn tại của Thượng đế chỉ đơn giản cho thấy con người không biết tại sao mình lại ở đây. Nó chỉ cho thấy con người bất lực. Nó chỉ cho thấy con người không tự có cho mình một ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách tạo ra ý nghĩ về Thượng đế, con người có thể tin vào ý nghĩa, và anh ta có thể sống cuộc sống vô ích này với ý nghĩ rằng ai đó đang trông nom nó… Con người đã tạo ra Thượng đế theo hình ảnh của chính mình. Đó là phát minh của con người. Thượng đế không phải là một khám phá mà là một phát minh. Và Thượng đế không phải là sự thật – đó là lời nói dối vĩ đại nhất trần đời.”

More

Cuộc đời của thiền sư Thích Nhất Hạnh

“Tôi đi tu chỉ vì tôi muốn dành trọn thì giờ của mình để giúp những người khác.”

Published 3 days ago 

on 22/01/2022 Luật khoa tạp chí

By VĂN TÂM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Làng Mai, nước Pháp vào năm 70 tuổi (1996). Ảnh: Simon Chaput.

Thích Nhất Hạnh

Tên khai sinh: Nguyễn Xuân Bảo.

Năm 1926: Sinh tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Năm 1942: Xuất gia tại chùa Từ Hiếu, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đây cũng là nơi ông sống những năm cuối đời.

Năm 1967: Được đề cử giải Nobel Hòa bình.

Năm 1982: Thành lập Làng Mai tại miền Nam nước Pháp.

Năm 2018: Trở về an dưỡng tại tổ đình Từ Hiếu cho đến lúc qua đời vào ngày 22/01/2022.


Lời tòa soạn: Khi bắt đầu viết về thiền sư Thích Nhất Hạnh, chúng tôi phát hiện ra nhiều ghi chép, phỏng vấn của ông về các giai đoạn cuộc đời và quan điểm của mình. Ở một chừng mực nào đó, chúng tôi nghĩ rằng có thể tạo một bài viết mà chính ông là người kể chuyện về cuộc đời của mình. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sắp xếp các đoạn được trích từ nhiều nguồn khác nhau (phỏng vấn, sách, thư, v.v.) ở những thời điểm khác nhau về cùng một giai đoạn hoạt động nhất định. Các đoạn có dấu ngoặc kép trong bài là nguyên văn (hoặc được dịch từ tiếng Anh) của ông. Các đoạn in nghiêng là chú thích của người viết về bối cảnh ở từng thời kỳ. Độc giả có thể xem chi tiết hơn về các đoạn trích dẫn trong phần chú thích.

More

THE NARROW GATE

Mình đang theo dõi bộ phim truyền hình “Mine” (Sở hữu). Lâu lắm mới xem phim Hàn, cũng hay lắm, tình tiết đủ gay cấn và không quá chậm chạp lê thê. Trong tập 4 có một chi tiết về một bức tranh rất ấn tượng: một con voi hồng bị kẹt ở một cánh cổng hẹp, giọt nước mắt trên gương mặt buồn bã bởi với cơ thể kềnh càng sẽ không bao giờ có thể đi qua.

Có những cảm xúc/cảm nhận to lớn và mạnh mẽ như con voi hồng nhưng mãi mãi bị kẹt và nhốt sâu trong kí ức không thể để thể hiện ra ngoài. Cánh cổng hẹp của định kiến. Cánh cổng này khiến người ta không dám thể hiện những điều thật sự cảm thấy nếu nó đi ngược lại định kiến của xã hội, của số đông. Định kiến là một nhà tù lớn nhốt người ta trong nỗi sợ hãi không được chấp nhận. Nhưng đó chỉ là nhà tù trong tâm trí, cánh cổng hẹp có ở đó, nhưng không có các bức tường bao quanh, người ta chỉ tưởng nó có ở đó mà thôi. Vì thế để giải phóng khỏi nhà tù định kiến, chính mỗi người phải tự rời khỏi đó. Đây cũng là thông điệp được nói đến ở tập 8 (How an elephant gets through a door) bởi một cậu bé khuyết tật nhưng có tài năng hội họa.

More

Previous Older Entries