Các lời răn trong sách Cựu Ước, Tân Ước và Qur’an

Mình ghi lại ở đây những lời răn mình cho là quan trọng nhất khi đọc Kinh sách Cựu Ước, Tân Ước và Qur’an của các truyền thống Thiên Chúa/Allah.

1. Cựu Ước: Mười Điều Răn

1 Trước ta, con đừng công nhận bất kỳ thánh thần nào khác.

2 Con đừng dựng tượng theo hình bất kỳ vật gì trên trời hay dưới đất hay trong nước.  Con đừng quỳ lạy những hình tượng như vậy, cũng đừng thờ phụng các tượng ấy

3 Con đừng dùng tên Chúa, Đức Chúa Trời của con sai mục đích; vì Chúa sẽ không bỏ qua cho người nào dùng tên của Ngài sai mục đích.

4 Hãy nhớ ngày Sabbath bằng cách xem đó là ngày thánh.

5 Hãy hiếu kính cha mẹ con để con có thể được sống lâu trên mảnh đất mà Chúa, Đức Chúa Trời của con đang dành cho con.

6 Con đừng giết người.

7 Con đừng phạm tội tà dâm.

8 Con đừng trộm cướp.

9 Con đừng làm chứng sai gây hại cho người xung quanh mình.

10 Con đừng ham muốn nhà của người xung quanh mình. Con đừng ham muốn vợ của người xung quanh mình, đầy tớ trai hay gái, bò hay lừa, hay bất kỳ vật gì thuộc về người xung quanh mình.

More

Duy tâm hay duy vật?

all is one

Bài viết gốc đăng trên ĐCN ngày 21/11/2013

Chào các bạn,

Câu hỏi dường như mang đầy tính triết học “hàn lâm” này thực ra gần gũi với đời sống hơn là chúng ta nghĩ rất nhiều, đặc biệt là với một đất nước xã hội chủ nghĩa xây dựng trên nền tảng Triết học Mac-Lê nin. Khái niệm nổi bật xuyên suốt trong Triết học Mac-Lê là “duy vật biện chứng”, và mình thán phục phần “biện chứng” trong tư duy rất logic của nó, còn phần “duy vật hay duy tâm?” mình thường nghĩ rằng không quan trọng, ai tin hay không là chuyện của mỗi người. Có hơi một chút băn khoăn khi được dạy rằng: “Vật chất sinh ra Ý thức, Vật chất quyết định Ý thức, mặc dù Ý thức có thể quay ngược trở lại tác động lên Vật chất”, vì mình nghĩ rằng cái gì sinh ra cái gì thì có ảnh hưởng gì đâu? Ví dụ như là, đúng là bố mẹ mình sinh ra mình, nhưng trước khi sinh ra con thì đã được gọi là “bố mẹ” đâu, cho nên đó chẳng phải chỉ là tên gọi sao?

More

Trinity – Thiên Chúa Ba Ngôi

Chào các bạn,

Mình là một người có nền tảng vô thần mạnh, vì được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau thống nhất đất nước 1975, khi mà tôn giáo bị phê phán ở mức độ cao nhất và hoàn toàn phủ nhận mọi thần thánh. Thấm nhuần nền giáo dục duy vật, mình tin rằng mọi sự đều phải đạt được qua nỗ lực của con người mà chưa bao giờ hi vọng gì ở những phép lạ siêu nhiên, và tin rằng tuyệt đối không có God. Sau này, dù trải qua nhiều đau khổ trong hành trình tâm linh vì thiếu lòng tin, mình nhận ra nền tảng đó cũng có nhiều ân phúc, đã rèn luyện cho mình sự cố gắng và kiên trì, và thực ra mình đã luôn có lòng tin vào Tuyệt đối – tuy Tuyệt đối đó ban đầu mang thể Phủ định (Không có God).

Điều quan trọng là, niềm tin đó đã không cản đường mình đến với God, khi mình tin nhận Jesus. Hơn thế, niềm tin vô thần ban đầu giúp mình hiểu rõ logic của những người không tin, và hiểu biết này giúp mình không bị dính mắc vào một cực đoan về “đường cứu rỗi duy nhất đúng”. Khi có nền tảng của ít nhất hai niềm tin vào Tuyệt đối, cụ thể như mình là Tuyệt đối không và Tuyệt đối có God – giúp xóa nhòa ranh giới tôn giáo – vì bản chất tôn giáo là những niềm tin khác nhau. Dù là niềm tin mang thể phủ định hay khẳng định, nếu chúng ta sống và yêu với tất cả trái tim, linh hồn và trí tuệ, thì đều sẽ gặp nhau ở một Sự thật duy nhất, và lúc đó mọi đau khổ và cố gắng đều đáng giá.

Tuy nhiên, bởi nền tảng vô thần/duy lý như vậy mà trải nghiệm tâm linh của mình có vô vàn những câu hỏi. Mỗi chân lý, mỗi bậc thầy, Chúa Giê-su, Đức Phật, đều được mình cặn kẽ suy xét trước phép thử của logic. Trong bài Lòng tin tôn giáo mình kể chuyện hồi trước mình có chơi thân với hai anh chị bên Công giáo nên anh chị hay rủ đi lễ nhà thờ chung mỗi Chủ nhật. Mỗi lời cầu nguyện đầu tiên trong lễ đều nhắc đến Thiên Chúa Ba Ngôi (Trinity), ngày nào mình cũng ngồi tự thắc mắc để tìm câu trả lời: Tại sao chỉ duy nhất một Thiên Chúa lại là Ba Ngôi? More

Lòng tin tôn giáo

Bài viết gốc đăng trên ĐCN ngày 16/04/2014

Chào các bạn,

Chắc các bạn cũng biết rằng các tôn giáo đặt cơ sở trên niềm tin tinh tuyền và vô điều kiện của các tín hữu, và đây đã chính là ngăn cách lớn nhất giữa một người quen tư duy theo lý luận như tôi với tôn giáo: Tại sao lại bắt buộc phải tin để được cứu rỗi? Tôi không tin nhưng nếu tôi nói tin thì có được cứu rỗi không? Tôi không tin nhưng nếu tôi có thể sống lương thiện cả đời thì tôi có bị trừng phạt không? v.v…
More

Truyền đạo là truyền gì?

Matthew 28: 19 Therefore go and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, 20 and teaching them to obey everything I have commanded you. And surely I am with you always, to the very end of the age.”

(Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20 dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Hãy vững tin rằng Thầy sẽ ở với anh em luôn cho đến tận cùng.)

Trước khi biết Jesus, mình đã nghe những ý về việc người ta chỉ có thể được cứu rỗi khi biết Chúa, chịu Phép Rửa (báp-têm, baptism) và trở thành người có đạo. Và câu Matthew 28:19 có thể nói là một câu quan trọng nền tảng cho việc truyền đạo. Nhưng đây cũng là điều khiến mình thắc mắc nhiều nhất: Có phải người ta chỉ có thể được cứu rỗi khi có đạo? Truyền đạo là truyền gì?
More

Trái tim vô nhiễm

Mấy tuần trước khi mình kể chuyện gửi bé Khánh An đến trường mang tên “Trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ Maria”, bạn đã hỏi mình: “Tớ không hiểu từ “Trái tim vô nhiễm”?

Mình đã hứa với bạn sẽ viết về khái niệm rất quan trọng trong giáo lý của Công giáo này, đến mức mà được dùng để đặt tên cho trường học. Và hình ảnh trái tim Đức Mẹ là quan trọng không thể thiếu trong nhà thờ Công giáo. Tuy nhiên, đó cũng là một tín điều gây tranh cãi trong thần học, và vì thế mà mình đã không muốn giải thích một cách dễ dãi. Vì rằng khái niệm này nếu không giải thích thì rất dễ hiểu, nhưng nếu giải thích thì phải đề cập đến rất nhiều chi tiết trong lịch sử phát triển Giáo hội và hoàn cảnh xã hội. More