Luật Hấp dẫn chữa lành hay làm tăng lòng tham?

I tell you, if you have faith as small as a mustard seed, you can say to this mountain, ‘Move from here to there,’ and it will move. Nothing will be impossible for you.” (Matthew 17:20)

Luật hấp dẫn có lẽ đã trở nên quen thuộc qua câu trích nổi tiếng trong cuốn Nhà giả kim (The Alchemist) của Paulo Coelho, mà bây giờ chắc bạn nào cũng đã từng nghe qua: “If you desperately want something, the universe will conspire in helping you achieve it”, nếu như bạn thật sự mong muốn có điều gì thì cả vũ trụ sẽ giúp bạn có được nó.

Mình biết đến Luật Hấp dẫn từ năm 2009, từ bài viết mình (1) post lại hôm trước: “Từ ngàn xưa con người đã khám phá ra “trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa,” “nồi nào vung nấy,” “lòng tin bằng hạt cải dời được núi non,” và những câu “thần chú” ngắn gọn lập đi lập lại với lòng thành sẽ làm cho sự việc xảy ra theo ý mình muốn. Ngày nay cả thế giới phương tây đang nói đến các điều này, nhưng với một từ mới hơn—Luật Hấp Dẫn (law of attraction). Một cách vắn tắt, luật hấp dẫn nói rằng bất cứ tư tưởng gì ta có cũng đều hấp dẫn các năng lực tương tự trong vũ trụ để tạo nên sự việc theo tư tưởng đó.

… Gần đây một vài cuốn sách bán chạy đã đẩy danh từ “luật hấp dẫn” thành rất phổ thông. Theo mình nghĩ, luật hấp dẫn được diễn giảng ngày nay chính là “tư duy tích cực” phát xuất từ các giảng sư thiên chúa giáo khi xưa—lòng tin bằng hạt cải dời được núi non–trình bày lại một cách khoa học hơn bằng các khái niệm Phật giáo đang rất thịnh hành trong giới trí thức Âu Mỹ ngày nay.”

Khi mới biết về Luật hấp dẫn, về khía cạnh tâm lý/khoa học mình thấy nó rất hợp lý, vì sự nhấn mạnh vào nỗ lực cá nhân cùng với sự tập trung, kiên trì cho mục đích thì thường là con đường chắc chắn nhất đến thành công. Tuy vậy, khía cạnh “siêu nhiên” của nó – điều thường được vô cùng nhấn mạnh khi nhắc đến định luật này, ví dụ như trong phim tài liệu “The secret” trên Netflix (năm 2006), thì gợi nhiều nghi vấn hơn, ví dụ như liệu sử dụng Luật hấp dẫn có làm tăng lòng tham của con người, khi mong muốn những điều trên trời? Những hoạt động đa cấp ở VN, với câu thần chú: ”Tôi tin tôi sẽ có một triệu đô”, hay những boss dạy kinh doanh online, chắc là nằm lòng Luật hấp dẫn này và sử dụng nó thường xuyên để dạy những người đi theo, vậy liệu có đánh vào lòng tham của con người? Vì tiền bạc vật chất là hữu hạn, nên theo logic thông thường, cho dù có mong muốn và tin tưởng đến đâu thì cũng chẳng thể đủ cho lòng tham của tất cả mọi người, ai mà lại không muốn nhà cao cửa rộng, giàu có cao sang?
More